2.- MỘT CON NGƯỜI THIẾU NHI

 

Thời kỳ thiếu nhi của con người bắt đầu kể từ khi con người tỏ ra kín đáo về những bộ phận phái tính của ḿnh, không dám lộ liễu như trước, nhất là trước một người khác phái với ḿnh. Thời kỳ này củng kéo dài khoảng độ sáu năm, nghiă là, từ lúc

con người được sáu tuổi cho tới khi chúng lên 12 tuổi. Bởi v́, ở tuổi 12, tuổi mà, đặc biệt nơi phái nữ, thường đă có một biến cố đặc biệt về sinh lư, đó là kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện. Trong khi đó, phái nam cũng có một biến cố đặc biệt về sinh lư, song thường là chậm hơn phái nữ hai năm, đó là tinh khí tự nhiên xuất ra đang khi ngủ. Xét về học vấn, thời kỳ thiếu nhi ở vào tŕnh độ bắt đầu lớp 1 của bậc tiểu học cho tới cho tới khi bắt đầu lên bậc trung học, tức lớp 7 theo hệ thống giáo dục ở Mỹ quốc.Từ khi tỏ ra nhận biết phái tính của ḿnh cho đến khi bắt đầu có biến cố đặc biệt về sinh lư theo phái tính của ḿnh như thế, là thời kỳ thiếu nhi của con người. Thời kỳ thiếu nhi này, v́ được mở đầu và kết thúc có tính cách sinh dục như thế, đă là một giai đoạn phát triển nội quan của con người. Và việc phát triển nội quan của con người trong thời kỳ thiếu nhi này ở tại hoạt động của trí tưởng và trí nhớ được liên kết bằng khả năng liên tưởng phong phú của con người hướng về tương lai cũng như quá khứ. Tuy nhiên, trí tưởng và trí nhớ của con người chỉ bắt đầu hoạt động khi được kích thích bởi các chất liệu cụ thể do ngoại quan cung cấp cho nó như những h́nh ảnh có tính cách cảm giác thuần túy. Thế rồi, nhờ tác động liên tưởng của con người dưới ảnh hưởng của trí tưởng (chủ động) và trí nhớ (thụ động), những h́nh ảnh có tính cách cảm giác thuần túy ban đầu đó sẽ trở thành những ảnh tượng có tính cách cảm thức. Sau đó, như đồ ăn đă được dạ dầy bóp nhuyễn để có thể được vô cơ hoá dưới tác động của ruột non trước khi thành dưỡng chất cần để nuôi sống toàn thân, những ảnh tượng do nội quan nhào nặn đó cũng sẽ được trí khôn biến hoá qua tiến tŕnh lư luận để chúng trở thành tri thức của con người.

Thật vậy, một khi bắt đầu khám phá ra được phái tính của ḿnh là lúc con người cũng khởi sự đi vào những giai đoạn tiền lư

luận bằng những khả năng so sánh và phân biệt. Chính bởi thế, con người thuộc về thời kỳ thiếu nhi này mới dần dần khám phá ra chính ḿnh, phái tính của ḿnh, cũng như những phương diện khác nơi ḿnh, như bản chất, thói quen và sở thích của ḿnh, cho tới khi biết được toàn diện con người của ḿnh một cách rơ ràng ở thời kỳ thành niên. Ngoài ra, con người thiếu nhi dần dần c̣n biết so sánh và phân biệt giữa nhân vật với sự vật, giữa sự vật với sự vật, giữa sự vật với sự việc, giữa sự việc với sự việc, cùng mối liên hệ tương trợ, tương phản, tương dị, cũng như tương đồng với nhau nơi chúng, để họ có một cái nh́n nội quan trung thực mỗi ngày một hơn về thực tại của thế giới bên ngoài. Nhất là, nhờ khả năng so sánh và phân biệt này, chúng rút ra được những kinh nghiệm thực tế về tác dụng lợi hại của các sự vật và sự việc có liên quan đến chúng,

để có thể tránh khi có hại cho ḿnh, hoặc làm khi có lợi cho ḿnh. Dù sao, trên thực hành, v́ tính cách chủ quan đối với sự thể chung quanh có liên hệ với ḿnh như thế, tất cả những nhận thức sơ khởi của con người trong thời kỳ thiếu nhi chỉ mới ở tŕnh độ cảm giác, để rồi, những nhận thức có tính cách cảm giác của con người này cũng sẽ thay đổi tùy theo đối tượng của cảm giác. Người nào dễ dăi th́ chúng theo, việc nào hào hứng th́ chúng làm, vật nào hấp dẫn th́ chúng giữ, không th́

bỏ, thế thôi.Tuy nhiên, những phản ứng theo cảm giác có tính cách chủ quan trong thời kỳ thiếu nhi này của con người vẫn nâng con người lên một tŕnh độ cao hơn tŕnh độ của những phản ứng theo bản năng có tính cách mù quáng của họ khi họ c̣n ở trong thời kỳ ấu nhi. Bởi v́, những phản ứng theo cảm giác, muốn hay không muốn, làm hay phải chịu, bởi những sự vật hay sự việc thích hợp hay bất hợp đối với chúng, con người thiếu nhi cũng đă biết v́ ḿnh mà hành động hay phản động một cách khôn khéo, tùy theo những trường hợp được chúng kinh nghiệm thấy. Sự tinh khôn của chúng ở thời kỳ thiếu nhi,

hơn thời kỳ ấu nhi, được biểu lộ ở chỗ chúng biết uyển chuyển và lựa chọn cho ḿnh được thoả thích hơn, dù có phải hy sinh và chịu đựng để trả gía cho sự thỏa thích của ḿnh, ít khi c̣n cái cảnh nhào tới để giành giật một cách trắng trợn và lộ liễu cho bằng được những ǵ chúng ham thích, hay vùng vẫy la hét để vượt thoát cho tới cùng một cách điên cuồng mỗi khi gặp những trái ư hay khó chịu.

Được hỗ trợ một cách chủ quan và mạnh mẽ của cảm giác như thế, tác động liên tưởng của một con người trong thời kỳ thiếu nhi này đâm ra càng xông xáo hơn trong việc khám phá thêm những ǵ mà chúng chưa biết, nhất là những ǵ kích thích thị hiếu ṭ ṃ của chúng. Chúng so sánh và phân tách hết cái này đến cái kia, từ điều này đến điều nọ, nhất là về những sự việc, đối tượng riêng của nội quan nơi con người thiếu nhi, bởi v́ sự việc biểu lộ mối liên kết của tác động cũng như tác dụng nơi một hay nhiều sự vật, có tính cách phức tạp hơn đối tượng của ngoại quan mà con người c̣n trong thời kỳ ấu nhi nhắm tới là sự vật thuần túy và riêng biệt.

Bị đẩy tới bởi sự kích thích của thị hiếu, lại bị thu hút bởi những mới lạ của hiểu biết tự ḿnh khám phá ra bằng những so sánh và phân biệt, mỗi ngày một nhiều hơn và hay hơn, đặc tính nổi bật của một con người ở trong thời kỳ thiếu nhi bấy giờ là ṭ ṃ. Làm sao có thể làm được việc đó, hay việc đó xẩy ra như thế nào, hoặc làm sao vật đó được tạo nên, hay vật đó được tạo nên như thế nào? Đó là những ưu tư đầu đời của con người thiếu nhi, những ưu tư liên quan trực tiếp đến những ư niệm về thời gian, trước hay sau, về không gian, to hay bé, về số lượng, nhiều hay ít, và về hiệu năng, lợi hay hại. Và, người ta rất dễ nhận ra những ưu tư này từ con người thiếu nhi ở những thắc mắc, những câu hỏi vặt nhiều khi ngớ ngẩn của chúng,

song không phải không làm cho người lớn giật ḿnh đến luống cuống, phải bịt mắt chúng bằng những câu trả lời ngụy tạo hay trống trống, không ra đâu vào đâu. Thêm vào những thắc mắc tỏ ra những ưu tư của con người thiếu nhi, đó là những nghịch phá của chúng, bằng những việc tháo ráp để khám phá sự vật, nhất là, bằng những tạo tĩnh nên vật này vật kia theo như chúng tưởng tượng ra, hay bằng những phát biểu về sự việc có tính cách trước tuổi của chúng.

Đặc tính ṭ ṃ theo khuynh hướng tự nhiên của tâm lư con người ở trong thời kỳ giữa ấu nhi và thiếu niên này, đă làm cho con người thiếu nhi không thể nào tránh được cái tật ham hố về sự t́m hiểu, hiếu thắng trong sự t́m hiểu và cố chấp theo sự t́m hiểu của ḿnh. Cái tật ham hố, hiếu thắng và cố chấp liên quan đến nhân cách của con người thiếu nhi này không thể nào có thể coi thường, nếu muốn chúng trở thành những con người biết thận trọng khi t́m hiểu và tôn trọng sự thật nơi tất cả mọi sự vật cũng như sự việc mà chúng cảm thức được bằng nội quan. Bằng không, chính những nhận thức theo cảm giác nơi chúng sẽ làm cho chúng hoàn toàn bị lệ thuộc vào h́nh thức cùng thể thức của thế giới mà chúng đang sống trong và sống với. Để rồi, hậu qủa được đẻ ra từ những cảm thức có tính cách nửa lạc nửa mỡ này sẽ là những ảo tưởng của chúng về cuộc đời, mà, nếu không được hướng dẫn kỹ lưỡng bằng tinh thần khắc phục, con người thiếu nhi sẽ càng lầm lạc hơn khi bước vào giai đoạn lư luận của thời kỳ thiếu niên.